Trong thời gian 10 năm trở lại đây, trên thế giới có lẽ đều phát sốt với phong cách kiểu Ý. Một phong cách mang vẻ gần gũi, đầy những nguyên tắc kỳ lạ và phá vỡ những nguyên tắc của kiểu Anh truyền thống. Một bộ suit Ý luôn mang trong mình cái chất lãng mạn, dân giã mà lại đầy tinh tế của người Ý. Mặt khác, trải dài từ Lombardia qua Lazio cho tới Sicily lại có những đặc trưng rất riêng trong lối sống và cả ăn mặc. Như phong cách Neapolitan của Napoli vốn nổi tiếng bởi sự mềm mại đặc biệt.
Sau kỳ đầu với phong cách Anh – Mỹ, chúng ta sẽ đi tới một mảnh đất tuyệt vời và kỳ lạ. Là nơi đặc trưng vùng miền cực kỳ lớn và đồ sộ, bạn có thể du lịch Ý cả đời mà không hết. Người Ý giỏi trong chuyện làm đẹp, nghệ thuật và phải nhắc tới ẩm thực rồi cà phê. Như tôi có nói chuyện với một gã blogger trên chuyến tàu italo từ Napoli tới Firenze: “Làm người Ý đã hẳn là một công việc toàn thời gian”. Đầu tiên tôi sẽ nhắc tới phong cách Ý phổ thông nhất mà người ta biết là Neapolitan, đây là phong cách bắt nguồn từ Napoli hay tiếng Anh là Naples (các bạn search rất có thể nhầm với Pizza vì bánh ở đây cũng nổi tiếng).
Phong cách kiểu Ý – Neapolitan
Phong cách Neapolitan được biết đến rộng rãi hiện tại bởi hầu hết các blogger lớn đều ưa chuộng mặc, nó giúp người mặc vừa có vẻ tinh tế, phong cách mà vẫn đầy sự gần gũi phóng khoáng. Hình ảnh neapolitan với áo khoác sặc sỡ, quần sáng và loafer kèm một đống vòng tay có lẽ hơi phóng đại (nó vẫn là đặc trưng của phong cách này). Tuy nhiên tại trên đường phố nơi chính nó thì mọi người lại mặc theo một lối dung dị và cổ điển hơn. Thực chất, kiểu cách may đo với phong cách mới mẻ này bắt đầu từ đầu thế kỷ 20 và chịu sự ảnh hưởng ảnh mạnh mẽ từ chính phong cách kiểu Anh, với cái tên Ý là Stile Inglese. Ban đầu áo này người ta vẫn chuộng kiểu vai có cấu trúc cứng cáp so với kiểu vai mềm mại ngày nay. Ai là người phát minh ra chiếc áo mỏng manh của thời điểm hiện tại cõ lẽ cũng chưa ai biết chính xác được, nhưng nhiều người tin rằng người tạo ảnh hưởng lớn nhất có lẽ là Vincenzo Attolini. Trước khi làm ra nó, Attolini có thời gian làm và chịu ảnh hưởng bởi nhà may Caraceni tại Ý về một chiếc áo có sự mỏng manh, sau đó đó ông phát minh ra cấu trúc đặc biệt mềm mại mà chúng ta thấy ngày nay.
Trong chuyến đi Napoli, ông admin cùng đội của Vietnam Bespoke Shop có thăm Vincenzo Cacciopoly. Một quản lý của một trong mấy nhà buôn vải lớn nhất vùng. Ông ta mặc một chiếc áo đúng chất Neapolitan và điểm đặc trưng là chiếc áo này phải thật mềm. Nếu tinh ý hơn, bạn sẽ thấy chiếc áo này chỉ có 1 cúc tay – Cũng là một khuynh hướng đặc trưng của áo Neapolitan.
Đặc trưng của áo: Áo neapolitan phải tôn được đặc trưng đầu tiên là sự mềm mại, mềm ở đây không phải chỉ là đường cắt mà phải là sự mềm mại khi cầm chiếc áo, mặc lên hay cuộn nó lại. Kỹ thuật vai chia thành hai đặc trưng là kiểu Con Rollino và Spalla Camicia, trong đó kiểu sơ mi (Spalla Camicia) được chuộng hơn cả. Kiểu Con Rollino thường sẽ làm phần đầu vai cuộn lên và nhìn khá giống vai long đình, tuy nhiên cả hai kiểu này đều có đặc trưng là gợn nhẹ ở đầu vai. Điểm ráp ve và cổ áo thường được đặt cao hơn bình thường, ngoài ra còn có túi ngực hình con thuyền và cúc thân được làm kiểu 3 cúc 2. Kiểu này tức là áo vẫn là áo 2 cúc nhưng có 1 cái cúc thứ 3 nằm phía trên ve áo và bạn có thể cài lại được.
Những cái tên đặc trưng: Cesare Attolini, Isaia, Kiton, Rubbinacci, Edesim, Dalcuore…
Đối với suit Neapolitan – sự thoải mái và mềm mại được đặt lên hàng đầu. Vùng vai mềm mại và được ráp kiểu sơ mi (thường tạo ra hiệu ứng nhăn ít hoặc nhiều tuỳ thợ may)
Nhắc tới Neapolitan không thể không nhắc tới Ceasar Attolini. Sự sáng tạo, sử dụng những màu sắc và hoạ tiết một cách mạnh dạn cũng có thể nhắc tới như đặc trưng của người Ý, trái ngược với khuynh hướng mang tính an toàn và bảo thủ của người Anh.
Andreas Weinas với bộ suit của Ceasar Attolini,
Phong cách Ý – Florentine.
Hội An của nước Ý, kiểu cách đặc trưng với kiểu cách đầy vẻ tao nhã mà không cần ôm dáng. Cần phải quay lại câu chuyện nhỏ về thành phố mà phong cách này sinh ra. Đó chính là Florence, là một thành phố chứ danh với nghệ thuật và văn hoá của chính nó trong suốt chiều dài lịch sử. Thủ phủ của vùng Toscana (hay còn là Tuscany) vốn nổi tiếng với trình độ thủ công về mọi mặt như đồ da hay kể cả là may đo. Nếu có dịp đến Florence, bạn hãy dành thời gian để đi xem học viện đồ da, showroom Stefano Bemer (nơi ra lò vô số nghệ nhân làm giày danh tiếng) và suit thì hẳn phải nhắc tới Liverano & Liverano.
Đặc trưng của phong cách Florentine: Phần vai được cắt rộng và dư một chút, kết hợp với cấu trúc mềm mại làm chiếc áo có phần hõm nhẹ. Triết eo của thân trước được lược bỏ kết hợp với vùng thân dưới ở dưới cúc thân được khoét sâu để mở rộng hơn.
Những cái tên đặc trưng: Liverano Liverano, Francesco Guida.
Mark Cho – Chủ sở hữu của The Armoury và cũng là đồng sở hữu của Drake’s London với bộ suit Liverano & Liverano
Bạn có thể thấy phần chiết eo phía trước được lược bỏ, vai áo được đẩy dư có phần phóng khoáng và dễ chịu.
Để nói hết phong cách Ý có lẽ là rất dài, mảnh đất với vô vàn phong cách này có lẽ sẽ còn nhiều câu chuyện để chúng tôi kể bạn nghe. Đồng thời sẽ còn nhiều hành trình khác của blog tới đây.
Một đặc trưng nổi tiếng của đồ Ý là vai Spalla Camicia. Với kiểu ráp vai như áo sơ mi, vai Ý thường ôm tròn theo vai và có đặc trưng là các gợn nhăn. Một chiếc áo có thể có vùng vai nhăn nhiều hay ít tuỳ theo kiểu của nhà may và ý đồ của khách hàng. Ở trong hình là vai Spalla Camicia của Vietnam Bespoke Shop , chúng tôi cố gắng tạo ra một trải nghiệm mang dáng dấp của Ý mà các bạn có thể thấy ở hai bộ suit khác nhau ở hai hình.
Một số hình ảnh tham khảo từ: Ceasar Attonlini, Permanent Style UK, Rubinacci, Liverano & Liverano, The Armoury Hongkong.
4 Bình luận
Đức
Tháng Hai 3, 2018 at 6:36 sángHi Anh Dương!
Rất cám ơn anh đã chia sẻ những Kiến thức của anh,
rất hay anh ạ. Nếu không phiền anh cho em đặt một số câu hỏi nhé.
Đầu tiên là kiểu vai Spalla Camicia có yếu cầu về dáng vai của người mặc không anh? Ví dụ, vai xuôi hay vai ngang, vai lớn, bắp tay tròn hay bắp tay nhỏ,…? Và kiểu vai này có phù hợp cho những dịp formal không ạ? Đồng thời độ mềm mại của chiếc áo ở phong cách Neapolitan là dựa vào đâu ạ? Có phai do không đệm vai? Vậy lớp canvas bên trong cũng phai mong ạ?
Cuối cùng là những chất liệu vải nào phù hợp với phong cách Neapolitan ạ?
duongnq
Tháng Hai 19, 2018 at 12:26 sángHi Đức, cảm ơn sự quan tâm của em. Anh trả lời ở dưới nha:
Câu số 1: Spalla Camicia không yêu cầu về dáng em à, nếu formal 100% thì vai English vẫn an toàn hơn em à.
Câu số 2: Áo Neapolitan mềm mại là tạo nên bởi cấu trúc và dáng cắt em à. Các nhà may thường có thủ thuật khác nhau để đạt tinh thần chung của dòng suit kiểu Napoli (Neapolitan) như lược bỏ một số cấu trúc, sử dụng vật liệu mỏng nhẹ… Còn ở dáng cắt như việc xử lý vai, tỉ lệ các vùng ngực, eo của áo em à.
Câu số 3: Chất liệu vải phụ hợp với Neapolitan thì còn phải theo mùa em à, như anh tới Ý thì người ta yêu thích các dòng vải mỏng, nhẹ và finish sao cho mềm mại, mượt mà vốn khác với Anh là phải 2×2 và finish hơi thô ráp một chút.
Đức
Tháng Hai 24, 2018 at 7:05 chiềuEm cám ơn anh, rất rõ ràng ạ! Hy vọng anh sẽ tiếp tục có nhiều bài viết chuyên sâu hơn.
quyhuyh
Tháng Ba 8, 2018 at 12:42 chiềuchào anh! anh dương ơi chắc anh có những cuốn sách về suit bespoke for men ỏr girl chứ anh ạ.em ko có điều kiện du học nên phải nhờ vào sách,nhưng h nhiều sách quá,nay gặp anh mong em tư vấn cho em vài cuốn,em cảm ơn anh nhiều.