fbpx
Kiến thức Nâng cao

Full Canvas  – Công thức bí mật ẩn trong chiếc áo đẹp.

Cấu trúc Full Canvas, hay còn được gọi là dải dựng hoặc canh dựng. Cấu trúc này là chiếc áo được định hình nhờ tấm vải canvas nằm bên trong áo. Canvas được gọi là canh, nếu nói đầy đủ thì thợ may vẫn gọi là canh tóc. Trong thời điểm những phương thức xử lý áo fused (ép mex, ép mùng) với chi phí thấp và nhanh trở nên áp đảo; những chiếc áo được dựng theo kiểu cổ điển vẫn tồn tại là có lý do của nó. Đặc biệt khi các thương hiệu hàng đầu vẫn sử dụng nó là có lý do. Và bí quyết của những bộ suit nhìn mềm mại nhẹ nhàng bạn hay thấy là ở đâu, bài viết này sẽ giúp bạn.

ts_fullcanvas_09

ts_fitting_promo_03

TS_sfe2-3

ts_fullcanvas_04

The tailor is doing the pad-stitched collar and lapel of our bespoke linen coat

A video posted by thetruespoke (@thetruespoke) on

Kỹ thuật khâu vét để tạo độ “bồng” cho ve áo đang được thực hiện bởi tailor của cây viết.

Vậy canvas là gì và lợi ích của nó? Cách phân biệt và nhận biết?

May dải dựng hay full canvas là kỹ thuật sử dụng vải canvas (canh tóc) để dựng được dáng áo. Lớp này được khâu vào giữa mặt vải ngoài và vải lót, nó thường được làm từ wool/lông ngựa hoặc lông lạc đà. Canh tóc là chiếc khuôn tạo hình cho cả chiếc áo theo cơ thế của bạn. Nó giúp cho chiếc áo trở nên sống động hơn bởi nó không ảnh hưởng tới đặc điểm bề mặt của tấm vải chính. Cũng vì vậy, cấu trúc mặt vải vẫn sẽ giữ được sự “sống động”, nó vẫn mềm mại nhẹ nhàng, vải vẫn thở được; thay vì bị trơ như ép mùng. Miếng canh sẽ được khâu gắn với vài chính của áo qua vùng vai áo, vùng túi và đặc biệt là tại ve áo. Vì vậy áo dựng canh luôn có đặc trung là các vết chỉ li ti phía dưới ve.

full-canvas-jacket-construction

Một điểm khác mà các thợ may luôn nhận định, và tôi có thể quan sát thấy. Canh dựng giúp vùng ngực áo và ve áo “bồng” hơn nhiều. Bởi do dặc tính của lớp canh dựng làm bằng lông, và còn ở cách khâu của nó. Lông ngựa hay lạc đà nó cũng như tóc. Bạn có thể cầm vài sợi tóc khỏe của bạn lên, có thể thấy chúng luôn rủ cong chứ không bao giờ gãy rụp. Đặc biệt rõ nét nhất trong tình huống dùng vải mỏng nhẹ làm áo, chúng khó có thể tự tạo được độ bồng, và tại điểm này sự “bồng” đó được giao phó cho lớp canh dựng nằm bên trong thay vì phụ thuộc vào lớp vải ngoài. Và tất nhiên ở Việt Nam, khí hậu của chúng ta không quá cho phép những loại vải định lượng lớn. Vải dệt dày để có độ bồng và đứng dáng khi không cần canh là không nhiều – đến tình huống này, canh dựng là lựa chọn tuyệt vời.

Tôi cũng đã từng xem một chiếc Brioni của anh chủ tịch tập đoàn nọ mặc. Nó rất mỏng, vải nhẹ tới mức khá rủi ro cho người cắt. Tuy nhiên, khi lộn áo ra, tôi thấy được toàn bộ cấu trúc của áo được dựng canh, một loại canh rất mỏng. Đương nhiên chiếc áo vẫn rất phẳng phiu và bồng bềnh, đến đây tôi mới có thể nói được sự tuyệt vời của canh dựng.

Mặt khác bởi canh tóc có độ bền rất lớn, chiếc áo có thể tổn rất lâu qua rất nhiều lần giặt. Thay vì ép mùng, sau mỗi lần giặt lớp keo của mùng sẽ yếu đi trông thấy. Tuy nhiên có một điểm của canh dựng tại Việt Nam, là bạn sẽ cần chọn nhà giặt khô một cách cẩn thận. Nhưng nhà giặt chất lượng kém, giặt sai cách có thể làm hỏng lớp canh này.

 

 

adt_fitting02_13

Cách nhận biết canh dựng: Để nhận biết, bạn cần thử ở hai yếu tố được nêu ở phía dưới. Nó sẽ bao gồm cả việc quan sát, và nhất là sử dụng cảm nhận của tay bạn.

Dùng hai tay nắn và cảm nhận vùng thân áo để thành các lớp vải. Vùng này ở vạt thân áo phía dưới cúc cuối cùng của áo. Nếu bạn cảm nhận được lớp vải thứ ba nằm trong áo. Lớp này chính là lớp canh. Ngược lại, trong trường hợp không có, và mặt vải có vẻ ráp hay “khô” hơn vùng vải tại lưng áo hay tay áo thì đây là áo dựng mùng (fused)

Ve áo canh dựng cũng là điểm đặc trưng nhất, mặt dưới của áo canh dựng luôn có những vết chân chỉ li ti, có thể là hàng trăm vết chỉ li ti. Bạn chỉ cần lật ve áo lên để nhìn và sờ. Một số trường hợp lớp vải mặt của áo dày, các vết này sẽ khá mờ, bạn có thể sờ kỹ hoặc lật áo ra nơi thật sáng soi. Những vết chỉ này được tạo nên nhờ kỹ thuật khâu ve áo theo đường xương cá, vải áo được khâu và vét căng nhằm giúp ve được đánh cong tự nhiên theo vải canh.
ts_fullcanvas_05

Vết khâu ve áo đặc trưng của canh dựng.

ts_fullcanvas_08

ts_fullcanvas_06

Với một số loại vải, việc nhận biết sẽ khó hơn. Nhưng khi nhìn kỹ bạn sẽ tìm thấy dấu hiệu của chúng

Tổng kết.

Áo canh dựng vẫn là thứ cấu trúc hoàn thiện nhất đối với áo âu phục, nó đem lại thẩm mỹ, độ bền và giúp bộc lộ ra những phẩm chất đẹp nhất cho cho chiếc áo bạn mặc. Đổi lại, canh dựng đòi hỏi sự kiên nhẫn của người mặc, chiếc áo này cần sự tỉ mỉ, thời gian dựng áo cũng lâu hơn tới ba lần so với phương pháp công nghiệp hiện tại. Nhưng nó sẽ luôn có những giá trị đặc biệt: không chỉ đơn thuần là thẩm mỹ, mà còn là ở trải nghiệm.

Bài viết liên quan

Chưa có bình luận nào

Để lại trả lời